5 dấu hiệu thai phát triển tốt và 10 dấu hiệu thai yếu bạn cần biết

Related Articles

5. Mẹ bầu tăng cân đều đặn

Việc mẹ bầu tăng cân khi mang thai một cách đều đặn cũng là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh. Đối với mẹ bầu có tình trạng thể trạng trung bình, bạn sẽ tăng khoảng 10 – 12 kg cho cả thai kỳ. Ngoài ra, bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn kiểm tra cân nặng thường xuyên để đánh giá xem liệu thai nhi tiến triển bình thường hay không. Kích thước bụng của mẹ bầu cũng sẽ dần tăng lên qua mỗi tháng.

Dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, bào thai dần trở nên phản ứng mạnh hơn đối với âm thanh, ánh sáng và sự đau đớn. Đây là giai đoạn bé cũng phải đối mặt với các mối đe dọa khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển từ nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp.

Nếu các vấn đề biểu hiện rõ ra bên ngoài, biện pháp khắc phục có thể được thực hiện. Nhưng làm thế nào để bạn nhận ra bé cưng không khỏe mạnh khi con còn trong bụng mẹ? Câu trả lời là bạn hã

1. Bề cao tử cung

Chiều cao cơ bản của tử cung trong thời gian mang thai giúp bác sĩ đánh giá xem liệu thai nhi trong tử cung của bạn có phát triển bình thường hay không. Để thực hiện, mẹ bầu sẽ được yêu cầu nằm xuống và bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đáy tử cung. Thông thường, sau mốc 16 tuần, độ dài của bề cao tử cung (tính bằng cm) sẽ bằng tuổi thai trừ đi 4 (trừ trường hợp đa thai).

Trường hợp bề cao tử cung không đạt như mong muốn cho thấy thai kỳ của bạn đang có vấn đề. Lý do có thể là bạn có quá nhiều hoặc quá ít nước ối hoặc thai ngôi ngang. Trong trường hợp xấu nhất, điều này còn cho thấy thai nhi không phát triển đúng cách cũng như trở thành dấu hiệu thai yếu mà bạn cần lưu tâm.

2. Thiếu hoặc không có tim thai

dấu hiệu thai yếu

Mặc dù tim thai nhi bắt đầu đập sau tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng khoảng từ tuần thứ 8 thì việc nhận biết dấu hiệu có tim thai trở nên dễ dàng hơn. Với thai nhỏ (dưới 16 tuần), bác sĩ nhận biết tim thai qua siêu âm. Với thai lớn hơn (trên 16 tuần), việc dò tim thai được thực hiện thông qua thiết bị y tế chạm vào bụng mẹ bầu (ống nghe pinard, đầu dò doppler).

Đôi khi nhiệm vụ dò nhịp tim thai trở nên thất bại do em bé thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai. Trong trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ hẹn bạn kiểm tra lại vào một ngày khám khác.

Sau 8 tuần thai vẫn chưa xuất hiện nhịp tim có nghĩa là thai đã chết lưu.

3. Thai nhi phát triển chậm trong tử cung (IUGR)

Thai nhi được gọi là chậm phát triển trong tử cung (IUGR) khi kích thước em bé trong bụng nhỏ hơn bách phân vị thứ 10 tính theo bảng cân nặng chuẩn (bạn có thể sử dụng bảng của WHO hoặc intergrowth21).

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) có thể dẫn đến suy thai, thai chết lưu. Do vậy, cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra có thể đến từ sự bất thường của nhau thai, ngăn cản bé nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Những lý do khác là mẹ có bệnh lý về thận, thiếu máu, tiền sản giật…

4. Mức hCG thấp là dấu hiệu thai yếu

hCG là một loại nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong lúc mang thai. Nồng độ hCG có xu hướng dao động trong suốt thai kỳ tùy thuộc vào tam cá nguyệt. Thông thường, nồng độ hCG sẽ tăng dần đều, thường là gấp 1,5-2 lần mỗi 48h, đạt đỉnh vào tuần 9 – 16 của thai kỳ.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất