5 Dấu hiệu khó có thai dễ nhận biết nhất – Khó thụ thai phải làm sao?

Related Articles

4. Bạn từng phẫu thuật hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nếu bạn đang cố gắng mang thai nhưng chưa thành công, hãy quan tâm đến những vấn đề như bạn đã từng mổ ruột thừa chưa? Bạn có từng hoặc đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia hoặc lậu? Bạn cần trả lời được những câu hỏi này vì bất cứ tình trạng nhiễm trùng hoặc mô sẹo do phẫu thuật trước đó đều có thể khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

Nếu bạn chưa từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng hiện tại có những triệu chứng như đau, ngứa âm đạo, tiết dịch bất thường… thì nên đi làm xét nghiệm để sớm điều trị bệnh nếu có. Bởi vì các bệnh nhiễm trùng như chlamydia, lậu… về lâu dài có thể khiến bạn vô sinh nếu không điều trị.

5. Bạn có những triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố

dấu hiệu khó có thai

Tăng cân đột ngột, rụng tóc, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, nổi mụn nghiêm trọng, phù nề… là những triệu chứng cho thấy bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố và cũng là một dấu hiệu khó có thai. Tình trạng này thường là do các vấn đề về tuyến giáp gây ra. Tuy nhiên, dù là suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hay cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) thì đều có thể gây mất cân bằng nội tiết và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

So với suy giáp thì cường giáp là tình trạng nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Nếu phát hiện muộn hoặc bệnh tiến triển ngoài tầm kiểm soát thì bạn có thể phải cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị I-ốt phóng xạ. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải đợi thêm 6 – 12 tháng sau khi điều trị mới có thể cố gắng mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Khó có thai phải làm sao? Điều trị hiếm muộn, vô sinh như thế nào?

Khó có thai phải làm sao là nỗi lo lắng chung của nhiều cặp đôi hiếm muộn. Thế nhưng, bạn cũng đừng quá bi quan về vấn đề này vì hiện nay đã có khá nhiều phương pháp hỗ trợ quá trình thụ thai. Mỗi phương pháp điều trị sẽ phù hợp với từng nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh, trong đó bao gồm:

  • Thuốc hỗ trợ sinh sản: Những loại thuốc này hoạt động bằng cách kích thích các hormone sinh sản của phụ nữ để phóng thích trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, thuốc hỗ trợ sinh sản vẫn có những tác dụng phụ như quá kích buồng trứng hoặc tăng nguy cơ phát triển khối u trong buồng trứng.
  • Phẫu thuật: Điều trị khó có thai bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc dính tử cung. Tuy nhiên, phẫu thuật ngoại khoa hiện nay ít được sử dụng vì đã có những phương pháp điều trị hiếm muộn, vô sinh khác tối ưu hơn.
  • Thụ tinh nhân tạo IUI: Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm vào tử cung của phụ nữ hàng triệu tinh trùng khỏe mạnh ngay tại thời điểm rụng trứng để tăng cơ hội thụ thai.
  • Thụ tinh nhân tạo IVF: Đây là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ sinh sản hiện nay. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ lấy một quả trứng trưởng thành từ cơ thể mẹ để thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Sau khi thụ tinh thành công, phôi thai sẽ được đưa trở lại vào tử cung của người mẹ. Phương pháp này sẽ mất khoảng vài tuần và phụ nữ cần tiêm hormone hàng ngày để đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra thành công.

Nếu bạn đang cố gắng mang thai nhưng chưa thành công, hãy quan tâm hơn đến các dấu hiệu khó có thai như kinh nguyệt không đều, đau vùng chậu, viêm nhiễm âm đạo… Nếu bạn phát hiện những triệu chứng bất thường liên quan đến sức khỏe sinh sản thì cần đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn biện pháp cải thiện hoặc phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất