4 tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ và cách xử lý • Hello Bacsi

Related Articles

Môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với trẻ nhỏ. Trong khi đó, các bé lại vô cùng tò mò, ưa thích khám phá, thích chạy nhảy và leo trèo xung quanh. Do đó, trẻ sẽ rất dễ gặp tai nạn.

Để bảo vệ trẻ, ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bạn cũng nên nắm rõ một số cách sơ cứu cần thiết để biết hướng xử lý nếu chẳng may trẻ gặp tai nạn. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.

Trẻ nhỏ rất hiếu động, thậm chí có nhiều bé còn nghịch đến mức mà người lúc nào cũng đổ mồ hơi, tay chân luôn dính đầy bùn cát, bị trầy xước, bầm tím do té ngã. Thực tế, trong quá trình lớn lên của trẻ, những điều này là không thể tránh khỏi và bạn cũng không cần phải bao bọc con quá mức vì bé cần phải học được cách đo lường các rủi ro.

Tuy nhiên, đôi lúc, trẻ có thể gặp phải những chấn thương nguy hiểm. Nếu xử lý không kịp thời, những chấn thương này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Dưới đây là một số tai nạn thường gặp nguy hiểm mà bạn nên nắm rõ cách sơ cứu cần thiết:

1. Ngạt thở do dị vật đường hô hấp

Tình trạng trẻ bị ngạt thở do dị vật đường hô hấp là tai nạn không hiếm gặp và có thể dẫn đến tử vong. Trẻ nhỏ rất thích cho đồ vật vào miệng, đặc biệt là các vật nhỏ dễ nuốt như đồng xu, đồ chơi nhỏ, mẩu bút màu, nắp bút, pin, kim băng, kẹp tóc, cúc áo, tiền xu…

Nếu nhận thấy con mình nuốt phải dị vật, bạn cần bình tĩnh, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ vì hành động này sẽ khiến dị vật đi sâu hơn vào đường thở.

Cha mẹ cần làm gì?

  • Nếu trẻ chỉ nuốt 1 vật nhỏ và bé vẫn còn có thể trả lời bạn bằng những âm thanh đơn giản, hãy vỗ mạnh vào lưng, giữa hai bả vai để đẩy dị vật ra ngoài. Thực hiện động tác này khoảng 5 lần.
  • Nếu trẻ bị hóc nghiêm trọng, bạn có thể sơ cứu cho trẻ theo liệu pháp Hemlich. Đứng sau lưng trẻ, đưa tay ra trước qua hông đặt trước vùng thượng vị, 2 tay chồng lên nhau, cho lưng trẻ dựa vào ngực bạn, sau đó ép mạnh vùng thượng vị của trẻ từng đợt (ép 4-5 cái/đợt) để đẩy dị vật ra ngoài.

Nếu bạn không đủ tự tin để thực hiện hoặc 2 phương pháp này không có tác dụng, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Cách phòng ngừa:

  • Để các đồ vật nhỏ, sắc nhọn và tất cả các loại pin ngoài tầm với của trẻ.
  • Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ. Với nhưng loại trái cây có hột như: nhãn, vải, chôm chôm… bạn nên tách bỏ hột trước khi cho trẻ ăn.
  • Trông chừng trẻ khi ăn, đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi.
  • Không khuyến khích trẻ lớn ăn chung với trẻ nhỏ, không cho trẻ cười nói khi ăn…

2. Bỏng (phỏng)

không nên bé trẻ khi nấu ăn

Bỏng là tai nạn thường gặp ở các bé trong độ tuổi từ 1-5 tuổi vì trẻ nhỏ thường hiếu động, tò mò và nhiều khi do sự bất cẩn của người lớn. Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có đến hàng ngàn trẻ bị bỏng với những mức độ khác nhau.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất