4 loại bệnh nền có thể khiến việc điều trị COVID-19 khó khăn hơn • Hello Bacsi

Related Articles

Vì sao việc điều trị COVID-19 ở những người bị đái tháo đường gặp nhiều khó khăn hơn? Theo các chuyên gia, đái tháo đường khiến hệ miễn dịch bị tổn thương, làm cơ thể không còn đủ sức chống lại coronavirus chủng mới. Ngoài ra, virus cũng có thể phát triển mạnh khi mức đường huyết cao.

Người bệnh đái tháo đường cũng có mức độ viêm trong cơ thể cao, làm tăng nguy cơ mắc biến chứng COVID-19. Maria Pana, bác sĩ và giám đốc Khoa nội tiết tại Mount Sinai Doctors Forest Hills, cho biết: “Nếu bị nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn sẽ dễ mắc phải viêm phổi vì đái tháo đường có thể gây viêm trong cơ thể”.

Một điều quan trọng khác là ở những người bị đái tháo đường, các đợt căng thẳng, như nhiễm virus, có thể làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến các biến chứng khác.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người mắc đái tháo đường nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 cẩn thận hơn, bao gồm:

  • Rửa tay sạch và thường xuyên với xà phòng hoặc nước rửa tay khô sát khuẩn
  • Tránh dùng tay chạm vào mặt càng nhiều càng tốt
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt đồ vật mà bạn thường xuyên chạm vào
  • Tránh tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với những người có triệu chứng bệnh hô hấp
  • Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu vì nhiễm trùng có thể làm tăng mức đường huyết
  • Uống đủ nước
  • Chuẩn bị sẵn thuốc có thể dùng trong 1 tháng để hạn chế ra ngoài
  • Không đến nơi đông người, như công viên, siêu thị…

Trầm cảm và lo lắng

Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

COVID-19 do SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến các tình trạng sức khỏe tâm thần, như trầm cảm và lo lắng, cho dù bạn không nhiễm bệnh. Nghe có vẻ lạ nhưng đây là sự thật.

Theo bác sĩ Gail Saltz, Phó giáo sư về tâm thần học của Trường Y khoa New York Presbyterian Hospital Weill-Cornell, việc lo sợ virus SARS-CoV-2 và những ảnh hưởng của nó đang làm mọi người ngày càng lo lắng. Với những người mắc chứng rối loạn lo âu, thì sự lo lắng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Những người đã kiểm soát được bệnh có thể tái phát lo âu và những người đang suy nghĩ tích cực lại bắt đầu suy nghĩ tiêu cực.

Lo lắng cũng làm nặng hơn chứng trầm cảm, đặc biệt là những người thuộc nhóm bệnh kích động. Đặc trưng của nhóm bệnh này là hành vi bồn chồn, lo lắng và hay cáu kỉnh.

Ngoài ra, theo bác sĩ Gail Saltz, việc ở nhà cách ly, hạn chế đến nơi đông người sẽ khiến người bệnh cảm thấy cô đơn, do đó tình trạng trầm cảm sẽ nghiêm trọng hơn. Nếu chẳng may nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có suy nghĩ tiêu cực, như từ chối điều trị hoặc tự giam mình trong nhà… Điều này làm bệnh có thể diễn tiến nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn biết kiểm soát cảm xúc và duy trì tinh thần lạc quan, các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm. Tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày hoặc các bài tập giúp kiểm soát căng thẳng, như yoga hoặc thiền sẽ làm bạn tránh được lo âu.

Xem thêm: 6 cách làm dịu chứng lo âu do Covid-19.

Nếu phải cách ly làm việc tại nhà, bạn vẫn nên tuân thủ đúng thời gian làm việc và nghỉ ngơi bình thường. Bạn có thể liên lạc công việc với mọi người qua các ứng dụng trực tuyến, như Skype, Messenger… để không cảm thấy cô đơn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất