3 giai đoạn phát triển cảm xúc quan trọng ở trẻ nhỏ • Hello Bacsi

Related Articles

Sau khi bé chào đời được vài tháng, bạn sẽ nhận thấy hành vi của con bắt đầu thay đổi khá nhanh. Từ đứa trẻ sơ sinh chỉ biết bú, ngủ, khóc và ị, bé sẽ bắt đầu tò mò quan sát xung quanh, phản ứng lại với những lời nói của bạn hoặc thậm chí có thể “tỏ thái độ” khi không hài lòng. Sự phát triển cảm xúc của trẻ trong giai đoạn đầu đời là nền tảng của các kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp sau này. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về giai đoạn phát triển thú vị này của bé nhé.

Quá trình phát triển cảm xúc ở trẻ sơ sinh

Ngay từ khi sinh ta, chúng ta đã sở hữu một số kỹ năng, phản xạ nhất định. Nhưng có rất nhiều thói quen, hành vi sẽ được hình thành thông qua việc quan sát người khác và cách chúng ta cảm nhận những điều đó. Đây chính là nền tảng của sự phát triển cảm xúc và chúng ta sẽ tiếp tục học những điều này trong suốt cuộc đời. Những kỹ năng nền tảng trong sự phát triển cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn mang đến một góc nhìn khác trong việc học và khám phá những điều mới. Nếu nhận được sự phát triển tốt nhất, sau này trẻ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn và biết cách yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.

Các giai đoạn phát triển cảm xúc của bé

Quá trình phát triển cảm xúc của trẻ thường song hành với các giai đoạn tăng trưởng:

1. 1 đến 3 tháng tuổi

Trong những tháng đầu tiên, bé chỉ mới bắt đầu với những tiếng khóc và đang quen dần với việc bú mớm, đi vệ sinh. Trong giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu nhận thức được sự tồn tại của thế giới xung quanh. Lúc này, tất cả mọi thứ đối với bé là hoàn toàn mới và bé đang tập làm quen dần. Ở giai đoạn này, bé sẽ:

  • Dần nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn trước
  • Bắt đầu cảm nhận được những người quen thuộc
  • Phản ứng lại bạn nếu bạn ôm ấp, vỗ về bé
  • Hiểu được sự an toàn khi có sự hiện diện của cha mẹ và ngừng khóc khi được bế lên
  • Trở nên tập trung khi nghe giọng nói của bạn
  • Biểu cảm khi có ai đó nói chuyện với bé.

2. 3 đến 6 tháng tuổi

Từ 18 – 24 tuần tuổi, bé bắt đầu nhận thức rằng mình là một cá thể riêng biệt. Khi đã dần quen với thế giới xung quanh và mọi người, bé sẽ bắt đầu khám phá đôi tay mình và trở nên thoải mái với những người quen. Ở giai đoạn này, bé sẽ:

  • Mỉm cười khi nhìn thấy điều gì đó thú vị
  • Bắt đầu nhận ra cha mẹ và những người hay chăm bé
  • Mong muốn được giao tiếp và có thể yêu cầu bạn ôm ấp bằng cách khóc
  • Bắt đầu vẫy tay và chân
  • Nhận thức sự khác biệt giữa hai người và biết họ là những cá thể riêng biệt
  • Có thể nhận ra mình trong gương và cười lớn
  • Nhìn vào những đứa trẻ khác và thấy được sự quen thuộc
  • Bắt đầu biết “đáp lại” khi được gọi bằng tên của mình.

3. 6 đến 9 tháng tuổi

Ở thời điểm này, trẻ sẽ bắt đầu khám phá không gian xung quanh và hiểu được các sắc thái của việc giao tiếp. Bé không chỉ biểu lộ cảm xúc tốt hơn mà còn hiểu được những cảm xúc có sắc thái giống nhau:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất