12 quan niệm sai lầm khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường (Phần 2)

Related Articles

Khi số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng, có rất nhiều thông tin sai lệch xung quanh căn bệnh này. Nối tiếp với phần 1, mời bạn cùng Hello Bacsi tiếp tục đi tìm hiểu thêm những quan niệm sai lầm phổ biến nhất mà khi tìm hiểu bệnh tiểu đường bạn sẽ thường gặp phải, cũng như những sự thật về bệnh mà không phải ai cũng biết nhé!

7. Bệnh tiểu đường có thể lây lan

Vì số người mắc bệnh đang gia tăng rất nhanh chóng nên khi tìm hiểu bệnh tiểu đường, nhiều người lầm tưởng rằng đây là một bệnh có thể lây lan. Vậy, bệnh tiểu đường có lây không?

Trong nhiều tài liệu tìm hiểu bệnh tiểu đường, bệnh này được gọi là đại dịch không lây lan của thế giới. Vì dù tốc độ gia tăng chóng mặt nhưng nó lại là một bệnh hoàn toàn không lây nhiễm. Tiểu đường không thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp, quan hệ tình dục, đường máu hoặc bất kỳ phương tiện nào khác.

Bệnh tiểu đường không lây mà nó có thể xuất hiện do sự kết hợp của yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt và/hoặc môi trường sống… Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh. Đây chỉ là yếu tố gia đình của bệnh tiểu đường và có cùng chế độ ăn, thói quen sống, môi trường sinh hoạt chứ không phải là do lây nhiễm.

8. Chỉ có bệnh nhân tiểu đường type 1 mới dùng insulin

tìm hiểu bệnh tiểu đường như thế nào?

Nhiều người khi mới tìm hiểu bệnh tiểu đường không biết rõ tiểu đường type mấy bắt buộc phải dùng insulin nên lầm tưởng rằng chỉ có bệnh nhân tiểu đường type 1 mới dùng insulin. Với bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin và sẽ không tạo ra insulin nữa. Vì vậy, dùng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu là điều bắt buộc.

Một số trường hợp bị tiểu đường type 2 có thể không cần dùng insulin. Họ sẽ kiểm soát lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống, lối sống lành và tập thể dục thường xuyên và đôi khi chỉ cần dùng các loại thuốc trị bệnh tiểu đường đường uống khác.

Tuy nhiên, khoảng 50% những người mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ cần dùng insulin sau 6-10 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh. Vì lúc này tuyến tụy sản xuất ít insulin hơn theo thời gian và bệnh nhân sẽ cần dùng insulin kết hợp với thuốc uống để kiểm soát đường huyết tốt nhất, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng về lâu dài.

9. Insulin có thể chữa khỏi được bệnh tiểu đường

Nếu tìm hiểu bệnh tiểu đường, bạn sẽ biết rằng tiểu đường là một căn bệnh mãn tính và không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh. Insulin không phải là thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường. Insulin chỉ giúp kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Insulin giúp đưa glucose ra khỏi máu và vào tế bào, nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng. Nhờ đó, lượng đường trong máu sẽ được kiểm soát tốt.

10. Insulin có thể được dùng dưới dạng viên uống

Một lầm tưởng khác rất nhiều người mắc phải khi tìm hiểu bệnh tiểu đường là insulin có thể được dùng dưới dạng viên uống. Trên thực tế, insulin có thể bị axit và các enzym tiêu hóa trong dạ dày và ruột phá hủy. Vì vậy, insulin chỉ được dùng dưới dạng tiêm hoặc thông qua một thiết bị bơm insulin tự động được cấy dưới da.

Bằng cách đó, insulin sẽ đi trực tiếp vào cơ thể mà không cần đi qua hệ thống tiêu hóa. Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể uống thuốc trị tiểu đường nhưng những viên thuốc đó không phải là insulin. Chúng là những loại thuốc tác động vào các quá trình chuyển hóa và sử dụng đường glucose trong cơ thể.

11. Có thể cảm nhận được lượng đường trong máu cao hay thấp

Nếu tìm hiểu bệnh tiểu đường, bạn sẽ biết rằng một số triệu chứng mà bệnh nhân tiểu đường thường gặp phải như khát nước, đi tiểu nhiều hơn hoặc cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, nhiều người thường lầm tưởng bệnh nhân có thể nhận biết được lượng đường trong máu cao hay thấp dựa vào những triệu chứng này.

Trên thực tế, không thể dựa vào bất kỳ triệu chứng nào hay cảm giác để xác định mức đường huyết. Bạn có thể đi tiểu nhiều do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc cảm thấy mệt mỏi vì bị cảm chứ chưa hẳn là do lượng đường huyết cao hay thấp.

Cách duy nhất để biết chắc chắn lượng đường trong máu cao hay thấp là kiểm tra bằng máy đo đường huyết ngay tại nhà. Những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm tra đường huyết thường xuyên có thể bị tăng đường huyết đủ để gây hại cho cơ thể mà họ không hề nhận ra.

12. Người bị bệnh tiểu đường chắc chắn sẽ bị mù lòa và cắt cụt chi

tìm hiểu bệnh tiểu đường và biến chứng loét bàn chân

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, dẫn đến biến chứng mù lòa, loét chân và buộc phải cắt cụt chi. Vì vậy, nhiều người sau khi được chẩn đoán nhưng chưa tìm hiểu bệnh tiểu đường nên vô cùng lo lắng mình cũng sẽ bị như vậy.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải 100% người những người mắc bệnh tiểu đường đều bị mù lòa và phải cắt cụt chi. Những biến chứng như vậy có thể phòng tránh được nếu bệnh tiểu đường được quản lý đúng cách.

Nếu tìm hiểu bệnh tiểu đường kỹ lưỡng, bạn sẽ biết rằng điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát huyết áp, ổn định mức đường huyết, duy trì cân nặng hợp lý bằng một lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Đồng thời, hãy thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra chân, mắt, tim mạch, chức năng thận và tuân thủ chặt chẽ liệu trình điều trị để giảm nguy cơ mắc các biến chứng đã nêu trên.


Đừng bỏ lỡ cơ hội trò chuyện cùng đội ngũ bác sỹ và chuyên gia về tiểu đường.

Không chỉ có những chuyên gia, mà còn là hàng ngàn câu chuyện được chia sẻ từ chính những người đã và đang mắc bệnh tiểu đường để chúng ta cùng nhau bảo vệ sức khỏe. Click tham gia ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất