11 nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ bạn cần kiểm tra ngay • Hello Bacsi

Related Articles

Bé bị nổi mẩn đỏ có thể bị sốt và không sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người có thể là do virus và vi khuẩn gây ra do lây truyền qua từ người bị bệnh. Phổ biến hơn cả vẫn là trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt do các tác nhân bên ngoài như sản phẩm có chứa nhiều hóa chất, bụi bẩn, lông thú cưng, thời tiết nóng bức…

Bạn hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ để có cách bảo vệ làn da nhạy cảm của con tốt hơn nhé.

1. Do bị nhiễm virus và vi khuẩn

Virus và vi khuẩn có thể khiến cho bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người và gây ra một số bệnh dưới đây:

• Bệnh ban đào: Đây là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ 6 tháng đến 2 tháng tuổi. Bệnh thường khiến cho bé sốt rất cao, từ 39-41°C trong 3-6 ngày rồi sau đó nổi mẩn trên thân người và lan sang cổ, cánh tay, mặt…

• Bệnh tinh hồng nhiệt: Một dạng bệnh do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra khiến cho bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người. Ngoài sốt và phát ban da, vi khuẩn này còn khiến cho bé bị đau đầu, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn, đau dạ dày, hoặc nôn…

• Bệnh tay chân miệng: Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do một số loại virus khác nhau. Bệnh thường đi kèm với sốt, đau họng, biếng ăn, khó chịu… Sau 1-2 ngày sốt, bé có thể bị phát ban làm xuất hiện mụn nước ở cổ họng, có đốm đỏ trên lòng bàn tay, bàn chân, ở mông hoặc ở 2 bên bộ phận sinh dục.

• Ban đỏ nhiễm khuẩn: Đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ mới biết đi do virus Parvovirus B19 gây ra nhiễm trùng. Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người, bắt đầu từ má, lan sang thân người, mông, cánh tay và chân. Bệnh còn khiến bé bị đau đầu và sổ mũi.

• Bệnh thủy đậu: Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Đây là một bệnh có thể lây lan nhanh chóng và xảy ra phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể sốt cao, suy nhược, mệt mỏi.

Bạn cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện khi thấy con bị sốt kèm các triệu chứng khác như phát ban, mệt mỏi, nôn, đau họng, biếng ăn, khó chịu…

2. Kem chống nắng gây kích ứng da

kem chống nắng khiến bé bị nổi mẩn đỏ

Mặc dù tác dụng của kem chống nắng có thể giúp ngăn ngừa bức xạ UV nhưng một số công thức trong kem có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ.

Vì thế, bạn nên biết cách sử dụng kem chống nắng và chọn loại kem không có axit para – aminobenzoic (PABA), một hóa chất có thể gây kích ứng. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất bạn không nên cho bé ra nắng và nếu có sử dụng kem chống nắng thì nên hỏi kỹ bác sĩ tư vấn. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể chọn loại kem có thành phần an toàn cho da nhạy cảm của bé, có nguồn gốc rõ ràng và được cơ quan uy tín chứng nhận.

Phụ nữ khi mang thai sử dụng kem chống nắng chứa hóa chất sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi và có thể bị kích ứng da bởi các hóa chất. Vì thế, bạn hãy sử dụng loại kem có thành phần chiết xuất từ tự nhiên để an toàn cho cả hai mẹ con.

3. Rủi ro từ triclosan trong hóa mỹ phẩm

Triclosan là một thành phần được tìm thấy trong một số loại xà phòng kháng khuẩn, kem đánh răng, sữa tắm và mỹ phẩm. Đây là hóa chất có thể gây phát ban da tiếp xúc ở một số trẻ có làn da nhạy cảm khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người.

Một số nghiên cứu còn cho thấy triclosan có thể làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong các nghiên cứu trên động vật. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh sự an toàn của hóa chất này khi sử dụng lâu dài.

Nếu hóa chất gây kích ứng và khiến bé bị phát ban, bạn có thể khuyến khích con rửa tay bằng xà phòng thông thường và nước sạch. Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng những sản phẩm không chứa triclosan cũng như có thành phần an toàn cho làn da.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất