101 thắc mắc về việc khám thai và lời giải đáp từ bác sĩ phụ sản

Related Articles

Hiểu được nỗi lo của mẹ, Hello Bacsi đã có cuộc trò chuyện với Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung (Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ) để giải đáp nhanh những thắc mắc thường gặp xoay quanh việc khám thai của mẹ:

Thưa bác sĩ, khi nào mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu? Lần khám này nếu không khám thì có sao không?

Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung (Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ): Ngay khi thấy bản thân có những dấu hiệu mang thai thì nên đi khám và làm siêu âm ngay để xem thai đã vào buồng tử cung chưa. Đối với 1 người có chu kỳ đều 28-30 ngày, trễ kinh 1-2 tuần là bác sĩ đã thấy được túi thai qua siêu âm ngả âm đạo.

Khi đã xác định túi thai nằm trong buồng tử cung rồi, bác sĩ sẽ hẹn bạn siêu âm lại vào thời điểm cụ thể để theo dõi sự phát triển kích thước túi thai, xem có tim thai hay chưa. Bình thường lúc thai 6 tuần đã thấy được tim thai, sớm hơn là 5 tuần, chậm nhất là 8 tuần phải có tim thai, nếu không có là thai không phát triển. Lúc có tim thai là bắt đầu tính được ngày dự sinh cho em bé.

Đây là mốc khám thai quan trọng cần tuân thủ bởi ở lần khám thai này sẽ giúp phát hiện sớm thai ngoài tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, một số viêm nhiễm đường sinh dục của người mẹ. Nếu kết quả cho thấy có nguy cơ nào đó, bác sĩ sẽ tư vấn hướng giải quyết sớm nhằm giảm những hậu quả nặng nề. Đồng thời, khám thai ở thời điểm này cũng giúp việc tính ngày dự sinh có sai số thấp nhất (+/- 3 ngày).

Khi đi khám thai, mẹ bầu cần chuẩn bị gì? Có cần nhịn ăn hay có lưu ý gì đặc biệt không?

Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung (Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ): Ở lần khám thai đầu, bạn không cần chuẩn bị gì và siêu âm sẽ không mất nhiều tiền. Ở lần khám thứ 2 (thời điểm xác định tim thai) có thể cần chuẩn bị ít tiền để làm xét nghiệm, trừ khi được chỉ định làm xét nghiệm đường huyết thì mới cần nhịn ăn, còn không thì vẫn có thể ăn uống bình thường. Đa phần, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra dung nạp đường sớm còn nếu không thì đến khi tuổi thai 24-28 tuần bác sĩ mới yêu cầu thực hiện “Nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose”, lúc này bạn mới cần phải nhịn ăn uống trong khoảng 8-10 giờ.

Ở thời điểm sàng lọc tiền sản (quý I là lúc 11-< 13 tuần 6 ngày hoặc quý II nếu chưa sàng lọc quý I), bạn cần chuẩn bị kha khá tiền để làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn điều này.

Đâu là những cột mốc khám thai quan trọng nhất, thưa bác sĩ?

Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung (Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ): Các mốc khám thai quan trọng nhất mà mẹ cần tuân thủ đó là lúc mới biết hoặc nghi ngờ có thai, giai đoạn sàng lọc quý I (11-13 tuần 6 ngày), giai đoạn siêu âm hình thái 20-24 tuần, giai đoạn sàng lọc đái tháo đường thai kỳ 24-28 tuần, từ 28-32 tuần khám 1 lần/tháng, từ 32-37 tuần khám mỗi 2 tuần, sau đó khám 1 lần/tuần.

Nếu ở những lần khám thai quan trọng mẹ bầu khám muộn thì phải làm sao? Liệu kết quả khám có bị ảnh hưởng không, thưa bác sĩ?

đi khám thai

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất