10 cách giảm stress công việc để cân bằng cuộc sống • Hello Bacsi

Related Articles

Các doanh nhân trung bình có 30 – 100 dự án trong kế hoạch của mình. Người hiện đại bị gián đoạn trung bình 7 lần/giờ và mất tập trung lên tới 2,1 giờ/ngày. Khoảng 4 trong số 10 người làm việc tại các công ty lớn đang trải qua một cuộc tái cấu trúc công ty lớn và phải đối mặt với tương lai bấp bênh. Đây có thể là lý do tại sao hơn 40% người trưởng thành nói rằng họ thức giấc vào ban đêm bởi các vấn đề stress công việc ban ngày. (*)

Tình trạng stress là bình thường, đặc biệt là nếu bạn phải đối mặt với một deadline sát nút hoặc nhiệm vụ đầy thách thức. Tuy nhiên, nếu stress công việc trở thành “bệnh mãn tính” thì sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

Bạn không thể tránh stress công việc, ngay cả khi được làm điều bạn yêu thích. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những cách giảm stress sau đây để cân bằng cuộc sống.

1. Nhận biết bạn bị stress công việc

Điều này nghe có vẻ quá đơn giản, nhưng bạn có thể dễ dàng đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của stress công việc. Hãy lưu ý nếu bạn thấy mình cạn kiệt cảm xúc và mệt mỏi vào cuối ngày. Tình trạng bị stress không được kiểm soát có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.

Để nhận biết mình đang bị stress công việc và tìm cách cân bằng cuộc sống, bạn có thể tự kiểm tra các dấu hiệu sau đây:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Mất ngủ
  • Đổ mồ hôi
  • Vấn đề tiêu hóa
  • Nhịp tim nhanh
  • Thay đổi khẩu vị
  • Thấy thiếu tự tin
  • Thường xuyên bị ốm
  • Mất ham muốn tình dục

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ tiềm năng giữa tình trạng kiệt sức liên quan đến công việc với các vấn đề trầm cảm và lo lắng.

2. Viết ra những yếu tố gây căng thẳng

cách cân bằng cuộc sống

Cách viết nhật ký về các tình huống stress công việc có thể giúp bạn hiểu được điều gì khiến bạn căng thẳng. Một số nguyên nhân có thể là những yếu tố khách quan, chẳng hạn như không gian làm việc không thoải mái hoặc khoảng cách đi lại bất tiện.

Bạn có thể ghi chép trong vòng một tuần để theo dõi các yếu tố gây căng thẳng và phản ứng của bạn với chúng. Nội dung có thể bao gồm con người, địa điểm và sự kiện đã khiến bạn có những phản ứng về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc.

Khi bạn viết nhật ký, hãy tự hỏi những điều sau đây:

– Phản ứng của mình là gì? (khóc lóc, đập bàn, bỏ đi…)

– Điều này khiến mình cảm thấy như thế nào? (sợ hãi, giận dỗi, đau đớn…)

– Một số cách giải quyết cho vấn đề này là gì? (trò chuyện, nghỉ phép, đổi việc…)

3. Thay đổi lại góc nhìn của bạn

Khi bạn trải qua lo lắng và căng thẳng trong một thời gian dài, tâm trí của bạn có xu hướng nhảy đến kết luận và nhìn nhận mọi tình huống với một lăng kính tiêu cực.

Thay vì đưa ra những đánh giá chủ quan, bạn có thể thử thay đổi lại góc nhìn tích cực hơn. Nếu đằng nào bạn cũng không biết chính xác người ta nghĩ gì, bạn cũng chẳng nên tự làm tăng stress khi tưởng tượng những điều tiêu cực.

Nếu sếp không mỉm cười chào bạn vào buổi sáng, bạn nghĩ rằng sếp không ưa mình. Tuy nhiên, bạn có thể “lèo lái” ý nghĩ này theo hướng tích cực hơn: “Chắc là sếp đang bận chuẩn bị cho cuộc họp nên mình tạm thời bị… tàng hình!”.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất