10 bệnh mùa hè bạn không nên xem thường • Hello Bacsi

Related Articles

Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho những chuyến đi biển vui nhộn với ly kem mát lạnh hay du lịch đến nhiều địa điểm thú vị. Thế nhưng, bạn lại có nguy cơ cao mắc các bệnh mùa hè như sốc nhiệt, ngộ độc thực phẩm, quai bị… Hello Bacsi sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mùa hè và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ nhé.

1. Sốc nhiệt

Sốc nhiệt là một bệnh mùa hè khá phổ biến xảy ra khi bạn tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Những dấu hiệu cảnh báo trước tình trạng sốc nhiệt là nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi… Các triệu chứng có thể nặng hơn và dẫn đến tình trạng bất tỉnh, suy nội tạng và cuối cùng là tử vong.

Để phòng ngừa sốc nhiệt, bạn có thể làm mát cơ thể bên ngoài bằng cách tắm nước mát, mở quạt, bật máy lạnh hoặc chườm túi nước đá. Bạn cũng có thể làm mát cơ thể từ bên trong bằng cách uống nước thường xuyên.

2. Ngộ độc thực phẩm

Thời tiết nóng ẩm là môi trường phát triển thích hợp cho các vi khuẩn có thể làm bẩn thức ăn và nguồn nước. Vậy nên một trong những bệnh mùa hè phổ biến là ngộ độc thực phẩm do tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn.

Những vi khuẩn, virus, độc tố và hóa chất trong thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa. Thường thì những dấu hiệu này có thể tự biến mất sau vài ngày khi cơ thể đã đào thải hết chất độc. Tuy nhiên, bạn cần đi khám nếu những triệu chứng kể trên không giảm.

Bạn có thể tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách tự nấu ăn ở nhà thay vì ăn ngoài để kiểm soát chất lượng thức ăn tốt hơn. Đồng thời, bạn cũng nên rửa tay đúng cách và tuân theo các quy tắc vệ sinh chung khi xử lý thực phẩm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 bí quyết để tránh ngộ độc thực phẩm ngày hè

3. Mất nước

bệnh mùa hè

Tình trạng mất nước xảy ra khi lượng nước nạp vào không bù được lượng nước mất đi. Đây là tình trạng rất thường xảy ra vào mùa hè nắng nóng vì bạn thường mất nhiều nước và muối khi đổ mồ hôi mà không nhận ra.

Một số triệu chứng phổ biến khi bạn bị mất nước là khát nước, chóng mặt hoặc choáng váng, trống ngực, giảm lượng nước tiểu, khô miệng, khô da… Bạn có thể bù đắp lượng nước bị mất bằng cách uống nước lọc hay nước trái cây. Tuy nhiên có một số trường hợp mất nước nghiêm trọng có thể sẽ cần sự hỗ trợ giải quyết của bác sĩ.

Bạn có thể uống nước lọc và các loại nước khác như nước dừa, sữa và nước chanh để cơ thể luôn đủ nước. Tuy nhiên, bạn không nên tránh uống đồ uống có caffeine và gas thường xuyên. Bạn nên uống ít nhất 10 – 12 ly nước một ngày.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất